$894
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của mb66. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ mb66.Vòng loại phía bắc giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - cúp THACO 2025 (TNSV THACO cup 2025) sẽ khai màn vào chiều nay (30.12), với màn thư hùng được trông đợi giữa chủ nhà Trường ĐH Thủy lợi và Trường ĐH Đại Nam, diễn ra lúc 14 giờ trên sân Trường ĐH Thủy lợi. Đội Trường ĐH Thủy lợi là ứng viên vô địch hàng đầu ở mọi giải đấu bóng đá học đường trong gần hai thập kỷ qua. HLV Vũ Văn Trung đã nhào nặn nên tập thể gắn kết và giàu sức chiến đấu nhờ phong trào bóng đá phát triển mạnh trong trường, cũng như các cầu thủ chất lượng đồng đều qua nhiều thế hệ sinh viên. Hai mùa giải TNSV THACO cup gần nhất, đội Trường ĐH Thủy lợi đã có tới hai lần lọt vào chung kết. Dù chưa có duyên với chức vô địch, nhưng thành tích này cho thấy sự ổn định và bền bỉ của thầy trò ông Vũ Văn Trung, ở sân chơi vốn dĩ khắc nghiệt và khó lường như giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, thành tích tốt không đồng nghĩa đội Trường ĐH Thủy lợi sẽ có chiến dịch vòng loại dễ dàng. Mùa trước, chủ nhà Thủy lợi đã rất vất vả mới thắng được đội Trường ĐH TDTT Bắc Ninh ở vòng loại, sau đó đường đến vòng chung kết mới bằng phẳng hơn. Năm nay không phải ngoại lệ, khi đội Trường ĐH Thủy lợi chung bảng đấu với đội Trường ĐH Đại Nam.Đội Trường ĐH Đại Nam đã tiến bộ rất nhanh chỉ sau một mùa giải ở sân chơi bóng đá sinh viên. Nếu như năm đầu, đội Trường ĐH Đại Nam dừng bước sớm ở bảng đấu có Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội và Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam. Thì bước sang năm thứ hai (tức là mùa giải trước), cái tên Đại Nam đã suýt gây bất ngờ ở vòng play-off khi hòa 3-3 trước đối thủ hùng mạnh Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội. Dù thua trên chấm luân lưu, nhưng đây là bước tiến đáng ghi nhận của đội bóng còn mới mẻ trong làng bóng đá học đường. Lối đá phòng ngự phản công giàu tính thể lực và chiến đấu của đội Trường ĐH Đại Nam sẽ mang đến ngày ra quân không dễ chịu cho chủ nhà Trường ĐH Thủy lợi. Sau 2 mùa giải, đội Trường ĐH Đại Nam cũng đã tích lũy đủ kinh nghiệm để có đấu pháp phù hợp nhất, hòng lấy ít nhất 1 điểm trước chủ nhà. Điều này đòi hỏi đội Trường ĐH Thủy lợi của HLV Vũ Văn Trung phải rất nỗ lực, nếu không muốn cú sốc xảy ra như cái cách đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM đã gục ngã ở ngày ra quân. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của mb66. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ mb66.Tờ The New York Times dẫn báo cáo cho thấy nhân viên ở tháp kiểm soát không lưu xử lý hoạt động của trực thăng quân sự ở vùng phụ cận sân bay Ronald Reagan cũng là người đưa ra các hướng dẫn cho máy bay hành khách cất cánh và đáp xuống đường băng phi trường này.Thông thường, đây là công việc của hai người khác nhau. Chưa rõ lý do đằng sau việc thiếu nhân viên ở tháp điều khiển không lưu vào đêm xảy ra tai nạn 29.1.Khoảng 21 giờ đêm 29.1 (giờ địa phương), chuyến bay AAL 5342 của Hãng hàng không American Airlines đã va chạm với trực thăng quân sự UH-60 Black Hawk của Lục quân Mỹ, khiến toàn bộ 67 người trên cả hai phương tiện thiệt mạng.American Airlines cho hay chuyến bay xấu số chở theo 60 hành khách và phi hành đoàn gồm 4 người, trong khi quân đội Mỹ cho hay 3 quân nhân có mặt trên chiếc Black Hawk.Ngay trước khi tai nạn xảy ra, các phi công trên máy bay dân sự nhận được hướng dẫn chuyển hướng hạ cánh xuống một đường băng khác, theo một nguồn thạo tin.Tổng giám đốc Robert Isom của American Airlines cho biết cơ trưởng điều khiển máy bay là phi công có kinh nghiệm.Tổ lái trên trực thăng Black Hawk cũng có nhiều kinh nghiệm, với phi công chính có khoảng 1.000 giờ bay và phi công phụ có khoảng 500 giờ bay. Người còn lại là chỉ huy của tổ lái và rất thông thạo khu vực, theo Reuters dẫn lời ông Jonathan Koziol, Chánh văn phòng Tổng cục Hàng không của Lục quân Mỹ.Tổ lái trên chiếc UH-60 cũng được trang bị kính nhìn đêm trên máy bay và có thể đã sử dụng chúng trong suốt chuyến bay.Đêm 29.1 trời trong và cả máy bay lẫn trực thăng quân sự đều tuân thủ hành trình bay tiêu chuẩn, theo Bộ trưởng Giao thông Mỹ Sean Duffy.CBS News dẫn lời các nguồn thạo tin cho biết giới hữu trách hôm 31.1 đã trục vớt thành công các hộp đen trên máy bay của American Airlines và hy vọng sớm hoàn tất việc giải mã để biết được chuyện gì đã xảy ra đêm đó. ️
Phát biểu trên Fox News ngày 5.3, ông Rubio cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cuộc xung đột này là "một cuộc chiến kéo dài và bế tắc". "Thẳng thắn mà nói, đây là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai cường quốc hạt nhân: Mỹ, quốc gia đang hỗ trợ Ukraine và Nga. Cuộc chiến này cần phải chấm dứt", ông Rubio nhấn mạnh.Ngoại trưởng Mỹ cho biết việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine "nhiều nhất có thể trong thời gian dài" không phải là một chiến lược. Ngoại trưởng Rubio cho biết Washington muốn có sự tham gia của cả Nga và Ukraine để giải quyết cuộc xung đột và "chúng tôi đã yêu cầu Ukraine không phá hoại nó"."Để tìm ra cách chấm dứt xung đột, đòi hỏi sự nhượng bộ từ cả hai bên, nhưng chúng ta phải đưa họ vào bàn đàm phán. Rõ ràng là Ukraine phải có mặt vì đó là đất nước của họ. Và Nga phải có mặt tại bàn đàm phán đó", ông Rubio nói.Phản ứng trước thông tin trên, Điện Kremlin ngày 6.3 tuyên bố quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Rubio về việc xung đột Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm là phù hợp với đánh giá của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu: "Chúng tôi có thể và muốn đồng ý với nhận định này. Đúng là như vậy. Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng đây thực sự là cuộc xung đột giữa Nga và các quốc gia phương Tây, và nước đứng đầu chính là Mỹ"."Mỹ không phải là quốc gia thân thiện với chúng tôi ở tình thế đó. Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực khôi phục và cải thiện quan hệ song phương", theo Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của ông Peskov ngày 6.3.Cùng ngày, Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg xác nhận các tác động của quyết định ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine của Mỹ. Tuy nhiên, ông Kellogg nói rõ đó là một trong những lý do khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định để chính phủ Ukraine nhận ra Mỹ nghiêm túc như thế nào trong việc chấm dứt xung đột, theo The Guardian.Ông Kellogg cũng nhấn mạnh: "Mọi chuyện chưa kết thúc, mà chỉ là tạm dừng", đồng thời cho rằng Ukraine nên nghiêm túc xem xét việc ký kết thỏa thuận khoáng sản với Mỹ là ưu tiên hàng đầu.Tại hội nghị thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) vào ngày 6.3, các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng và tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine. Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch ReArm Europe nhằm huy động tới 860 tỉ USD cho quốc phòng châu Âu, bao gồm hỗ trợ các quốc gia thành viên khoản vay trị giá 162 tỉ USD để mua thiết bị quân sự ưu tiên. Phần lớn chi tiêu quốc phòng tăng thêm sẽ phải lấy từ ngân sách quốc gia, theo Reuters.Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết: "Châu Âu đang phải đối mặt với mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu, do đó lục địa này phải có khả năng tự bảo vệ mình". Do đó, "khoản ngân sách trên cung cấp nhiều không gian tài chính hơn cho các quốc gia thành viên để chi tiêu quân sự và tạo khả năng mua sắm chung ở cấp độ châu Âu. Và nó cũng có lợi cho Ukraine", bà Leyen nói.Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa thì khẳng định: "Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đến Brussels để tham dự hội nghị trên. Tại đây, ông đã cảm ơn các nhà lãnh đạo châu Âu vì sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với đất nước.Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng "chiếc ô hạt nhân của Paris" cho các đồng minh ở châu Âu. Các quốc gia châu Âu đã phản ứng đa chiều về phát biểu trên. Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho rằng "chiếc ô hạt nhân như vậy sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm trọng đối với Nga". Trong khi đó, Ba Lan cho biết ý tưởng của Tổng thống Macron đáng để thảo luận, còn phía Đức nhấn mạnh sự tham gia của Mỹ.Điện Kremlin nhận xét bài phát biểu của ông Macron mang tính đối đầu, đồng thời cho rằng nhà lãnh đạo Pháp muốn kéo dài cuộc chiến ở Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi bài phát biểu "là mối đe dọa" với Nga. Ông Lavrov cũng bác bỏ ý tưởng của châu Âu về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Ukraine.Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quân đội lớn thứ hai trong NATO sau Mỹ, có thể đóng góp vào một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tiềm năng ở Ukraine, theo Reuters ngày 6.3 dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. "Vấn đề đóng góp cho nhiệm vụ sẽ được xem xét nếu thấy cần thiết để thiết lập sự ổn định và hòa bình trong khu vực, và sẽ được đánh giá cùng với tất cả các bên liên quan", theo nguồn tin.Nguồn tin cho hay các cuộc thảo luận về việc triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ mang tính khái niệm và chưa có quyết định cụ thể. Theo nguồn tin, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng triển khai quân đội nếu Nga - Ukraine tuyên bố ngừng bắn và đợt triển khai ban đầu tại Kyiv nên có sự tham gia của các đơn vị phi chiến đấu để giám sát việc thực thi hòa bình. ️
Theo tờ Khmer Times, nội các Campuchia do Thủ tướng Hun Manet đứng đầu ngày 25.1 thông qua dự thảo Luật chống việc không công nhận tội ác vi phạm trong giai đoạn Campuchia Dân chủ (1975-1979).Dự thảo luật gồm 7 điều được xây dựng theo yêu cầu của Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia Hun Sen, khi ông chủ trì lễ kỷ niệm 46 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ ngày 7.1.Theo dự thảo luật, những người không công nhận mà còn ca tụng tội ác thực hiện trong giai đoạn Campuchia Dân chủ, cũng như những tội ác đã được Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) công nhận hoặc đang xét xử, sẽ bị trừng phạt để mang lại công lý cho các nạn nhân và ngăn chặn hành động tương tự tái diễn.Những người vi phạm có thể bị phạt tù từ 1-5 năm và bị phạt tiền từ 10 triệu-50 triệu riel (62 triệu-311 triệu đồng).Dự thảo luật nêu rõ các tội ác đã được ECCC xác định, gồm diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội vi phạm Công ước Geneva năm 1949. Bên cạnh đó, dự thảo luật còn nhằm ghi lại toàn bộ tội ác chống lại loài người trong dưới chế độ Khmer Đỏ do Pol Pot dẫn đầu, kéo dài 3 năm, 8 tháng và 20 ngày. Theo AFP, khoảng 2 triệu người chết vì đói, bị tra tấn, bị cưỡng ép lao động và hành quyết tập thể trong giai đoạn 1975-1979.Người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona cho biết dự thảo luật sẽ sớm được trình lên quốc hội thông qua, theo AFP. Dự luật này sẽ thay thế luật tương tự được thông qua hồi năm 2013, cấm các phát ngôn chối bỏ tội ác của Khmer Đỏ và có mức phạt tối đa 2 năm tù. ️